Khi nhắc đến nợ xấu, tất cả chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Vậy nợ xấu được chia thành những nhóm nào? Đâu là mức độ thấp nhất và cao nhất của nợ xấu? nợ xấu nhóm 1 là gì và có vay được không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi tiết nhé.
Phân loại các nhóm nợ xấu
Đối với các ngân hàng và những tổ chức tín dụng, nợ xấu dùng để chỉ những khoản nợ vay khó đòi hoặc bị quá hạn. Trên hệ thống CIC, nợ xấu được chia thành 5 nhóm và tùy thuộc vào số ngày quá hạn và số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ cũng như khả năng thanh toán khoản nợ của khách hàng.
- Nợ xấu nhóm 1: Hay còn gọi là nợ chú ý nhóm 1, là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, gồm những khoản nợ quá hạn từ 1 đến 10 ngày.
- Nợ xấu nhóm 2: Là nhóm dư nợ cần chú ý, bao gồm những khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
- Nợ xấu nhóm 3: Là nhóm dư nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm những khoản nợ đã quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
- Nợ xấu nhóm 4: Là nhóm dư nợ có nghi ngờ, bao gồm những khoản nợ đã quá hạn từ 180 đến 360 ngày.
- Nợ xấu nhóm 5: Là nhóm dư nợ có khả năng mất vốn, bao gồm những khoản nợ đã quá hạn trên 360 ngày.
Theo đó, nợ xấu nhóm 1 là mức độ nhẹ nhất và nợ xấu nhóm 5 là mức độ nặng nhất, rất ít ngân hàng đồng ý tiếp tục xét duyệt hồ sơ cho vay vốn với những nhóm đối tượng này. Chính vì thế, việc hiểu rõ nợ xấu nhóm 1 là gì và nợ xấu nhóm 5 là gì sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng bị liệt kê vào hệ thống của CIC.
Tại sao lại xuất hiện nợ xấu nhóm 1?
Bên cạnh nợ nhóm 1 là gì, bạn nên nắm rõ một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ ngân hàng nhóm 1:
Khách hàng sau khi vay không lập kế hoạch trả nợ chi tiết theo các mốc thời gian, không dự phòng những rủi ro về tài chính có thể xảy ra trong tương lai dẫn đến việc mất khả năng chi trả. Chính vì thế, việc có kế hoạch trả nợ cũng như thanh toán các khoản nợ ngay khi có điều kiện là vô cùng quan trọng. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến việc bị liệt kê vào các nhóm nợ xấu.
Khách hàng vay một khoản tiền lớn để đầu tư nhưng không chú ý đến rủi ro thanh khoản của các công ty, doanh nghiệp. Chính vì vậy mà khi công ty được đầu tư phá sản, khách hàng sẽ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, những trường hợp này chiếm số đông trong các nhóm nợ xấu.
Khách hàng không có nhiều hiểu biết về lãi suất mà ngân hàng đặt ra cũng như thời hạn trả nợ, dẫn đến việc khi các khoản nợ tới hạn và nhận được thông báo của ngân hàng, họ không có khả năng chi trả. Thông thường, có rất nhiều khách hàng cho rằng khi vay mượn vốn của ngân hàng, họ có thể thanh toán bất cứ lúc nào có khả năng, đây là quan điểm dẫn đến tình trạng nợ xấu của các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Nợ xấu nhóm 1 có vay được không?
Nợ xấu nhóm 1 có xóa được không?
Trước khi tìm hiểu nợ xấu nhóm 1 có vay được không, bạn cần phải biết nợ quá hạn nhóm 1 có xóa được không. Như đã đề cập từ trước, nợ nhóm 1 là những đối tượng khách hàng thuộc mức độ nhẹ nhất trên hệ thống của CIC, chính vì thế mà đối với câu hỏi mà nợ nhóm 1 có được vay vốn, câu trả lời là có. Khách hàng thuộc nhóm nợ này có thể được xem xét cho vay vốn ngay, chỉ cần trả lãi theo quy định của từng ngân hàng khi quá hạn.
Những ngân hàng cho vay đối với nợ xấu nhóm 1
Nợ xấu nhóm 1 vay được ngân hàng nào cũng là đề tài được đặt ra rất nhiều trong giới tín dụng. Một số các ngân hàng như BIDV, Agribank, Sacombank, VIB và Standard Chartered,… đều hỗ trợ cho vay đối với nợ xấu nhóm 1 và điều kiện vay vốn như sau:
- Nam có độ tuổi không quá 60 và nữ có độ tuổi không quá 55.
- Có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ, có giấy tờ chứng minh kèm theo.
- Chứng minh được lý do khiến bản thân bị liệt kê vào trường hợp nợ xấu nhóm 1 và nguyên nhân phải khách quan.
- Tài sản phải có tính thanh khoản cao.
- Phải đưa ra được phương án vay vốn minh bạch, lập kế hoạch trả nợ một cách chi tiết, rõ ràng.
- Chuẩn bị đầy đủ thủ tục để vay vốn theo yêu cầu của các ngân hàng.
Như vậy, qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đọc đã nắm rõ về khái niệm nợ xấu, phân loại các nhóm nợ xấu theo đặc điểm cũng như những nguyên nhân dẫn đến việc bị liệt kê vào danh sách nợ xấu trên hệ thống CIC. Theo đó, nợ xấu nhóm 1 là nhóm đối tượng khách hàng có mức độ thấp nhất, dễ giải quyết cũng như có khả năng được tiếp tục cho vay vốn cao nhất. Tuy nhiên, cần tuân thủ theo quy định của các ngân hàng để được tiếp tục vay nợ.